1. Phong Thủy là gì?

 

Từ điển Từ Hải của Trung Hoa ngày nay giải thích là khoa học về kham dư (trời đất), một loại mê tín cho rằng ảnh hưởng của phong thủy trên nhà cửa, đất đai vườn tược có thể mang lại những điều may mắn hay xúi quẩy cho nhà ở hay mộ chôn. Nói tắt là khoa xem nhà, xem đất.

 

 

 

 

 
Tự điển Từ Nguyên của Trung Hoa giải thích tương tự phong thủy là khoa mê tín, cho rằng thế đất và phương hướng của nhà cửa và phần mộ có thể rước hoạ, ban phúc cho những sinh hoạt của con người.


Điều này đi ngược lại với lối hiểu biết dân gian được truyền thừa qua những truyện ký, phong thủy là khoa học nhằm mong cầu điều may mắn tránh né chuyện rủi ro (xu cát tỵ hung)

Phong tượng trưng cho động, thủy tượng trưng cho tịnh (động và tịnh ở đây hiểu theo nghĩa tương đối.) Hiểu rộng Phong thủy là hơi thở và nguồn sống của con người. Người Đông phương đặc biệt là Trung Hoa đă góp nhặt kinh nghiệm sống trong vũ trụ thành khoa phong thủy hiểu như nghệ thuật phối trí môi trường sống để đạt trạng thái hài hoà giữa con người và trời đất (ngưỡng quan thiên văn, phủ sát địa lý.)

Trước khi thuyết tương đối của Einstein được trình bày, khoa phong thủy mang nhiều màu sắc huyền bí, song từ ngày thuyết E= mc^2 được trình làng, ta có thể có một cái nhìn khoa học hơn, vật chất như một dạng thức năng lượng chưa được khai triển đúng mức nên không phát huy hết các năng lực của nó. Sự tương tác giữa các lực trên vật chất tạo nên các trường lực (fields of forces) được hiểu như một dạng phóng xạ (radiation) có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Khoa vật lý và thiên văn hiện đại đã giúp con người có một cái nhìn rõ hơn về lực tương tác giữa các vật thể nói chung và các thiên thể trong giải Ngân Hà bao gồm Thái Dương Hệ có trái đất mà chúng ta đang sống. Những dữ liệu về khối lượng, chu kỳ, vận tốc của các hành tinh giúp giải thích những điều được ghi trong kinh điển phong thủy như nguyên, hội, vận, thế, Thái Tuế, Tam Sát một cách khoa học hơn.

Làm thế nào để có thể giải thích nguồn gốc của gió và nước một cách hữu lý khả dĩ chấp nhận sẽ là một cuộc truy nguyên của trứng và gà, hay sẽ phải viện dẫn đến một Đấng Sáng Tạo. Nhưng theo nguyên lý cơ bản về lực và chuyển động, một vật nếu không bị tác dụng của một ngoại lực sẽ nằm yên, khi chịu tác dụng của ngoại lực nó sẽ di chuyển theo phương của lực tác động theo một vận tốc và gia tốc tỉ lệ với lực tác động. Trong Kinh Lăng Nghiêm (Surangama) của Phật giáo, gió xuất hiện đầu tiên phá vỡ sự tĩnh lặng trong sáng của tâm, tạo nên trạng thái bất quân bình nguyên thủy, khơi mào cho một số các phản ứng kế tiếp, mà sự xuất hiện của nước được kể đến thứ ba trong thứ tự phản ứng. Tất cả những phản ứng này là khởi nguyên của vũ trụ, sơn hà đại địa nhân sinh.

2. Sự hình thành của khoa phong thủy Đông phương.

Những văn bản xưa nhất chỉ dấu có một khoa gọi là phong thủy được ghi lại bằng giáp cốt văn (chữ nòng nọc) sau khi giải mã cho thấy khoa Phong thủy Đông phương có nguồn gốc ít nhất là năm ngàn năm về trước. Những thành ngữ trong dân gian như chọn đất mà ở (trạch địa nhi cư), gần nước hướng về mặt trời (cận thủy hướng dương) cho thấy quan niệm này đă được phổ biến rộng rãi đến mọi người chỉ dấu rằng đă có một hệ thống tư duy hướng dẫn dân chúng cổ đại khi tình trạng quần cư bắt đầu, mà dấu vết này có thể nhận ra trong Kinh Thi, tập hợp ca dao tục ngữ của Trung Hoa đã được Khổng tử san định lại. Vào thời Thương, Chu những địa danh trong đó có sự phân biệt giữa núi, đồi, g̣ò, đống, sông, suối, lạch, ng̣òi.... chứng tỏ con người bấy giờ đã ý thức về sự khác biệt hình thể và tác dụng của các địa thế và phương hướng trong đời sống hàng ngày. Sự kiện Xe Chỉ Nam do Chu Công Đán chế tạo để tiễn đưa sứ Việt về nước cho thấy áp dụng của phương pháp định vị đă vượt khỏi những khái niệm căn bản về các thành tố được tượng trưng bằng tám quẻ Tiên Thiên. Sự phân chia ranh giới đất đai thành đô, thành, châu, huyện, thôn, ấp, chứng tỏ đă có sự phân biệt về kiến trúc và mật độ dân cư của từng quần thể sinh hoạt. Tiếc rằng sau cuộc phần thư khanh nho do Tần Thủy Hoàng phát động, tài liệu còn lại không minh chứng rõ nét được bộ mặt xã hội thời bấy giờ.

Theo tài liệu còn sót lại, diện tích của cung A Phòng do Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây dựng chiếm đến 300 dặm, riêng điện trước của cung này có thể đủ chỗ ngồi cho chục ngàn người, số dân phu huy động để xây cất lên đến 700 ngàn người, những con số này cho thấy tầm vóc to tát của chỉ một hành cung, từ đó suy ra phải có một bản đồ án quy mô, cụ thể và điều này chỉ có thể làm được khi đă có một quan niệm hoàn chỉnh về thổ nghi phong thủy. Các triều đại kế tục nhà Tần đều có cơ quan Tư Thiên Giám với nhiệm vụ chiêm tinh, tướng địa làm sao giữ cho long mạch của hoàng triều vững bền, triệt hạ các long mạch của thứ dân để tránh mầm mống tạo phản.
Nhà Tây Hán, thày phong thủy được gọi là kham dư gia hay hình pháp gia. Đời Đông Hán có tác phẩm Luận Hoành của Vương Sung giải thích rõ ràng về thuật mai táng; cùng các tác phẩm khác như Kham Dư Kim Qũy, Cung Trạch Địa Hình, Di Đồ Pháp.v.v... Đời Ngụy Tấn có Quách Phác nổi danh với bộ Táng Thư, được tôn vinh là tị tổ của khoa phong thủy. Đến đời Tùy có Tiêu Cát với các tác phẩm Tướng Địa Yếu lục, Trạch Kinh, Táng Kinh, Ngũ Hành Đại Nghĩa. Đời Đường có Dương Quân Tùng, được giao phụ trách Tư Thiên Giám, phong chức Quốc sư, hàm Kim Tử Quang Lộc Đại phu, tác phẩm được tìm thấy tại Đôn Hoàng là Trạch Kinh, Dương Trạch Thư. Đời Tống có Trần Đoàn, Thiệu Khang Tiết; đời Minh có Liêu Quân Khanh, và Lưu Bá Ôn nổi tiếng với tác phẩm Kham Dư Mạn Hứng. Chúng ta cũng từng nghe những đồn đoán về việc Cao Biền đời Đường tìm cách trấn yểm các linh mạch trong đất nước Việt Nam. Đến đời Nhà Thanh Trung Hoa, triều đình Thanh có Quốc Sư Quán trong đó quy tụ 400 cố vấn về phong thủy cho vua Thanh chứng tỏ khoa phong thủy rất được coi trọng trong các chế độ phong kiến.
Truyền nhân của các người Trung Hoa đă len lỏi có mặt trên toàn thế giới để nắm quyền kiểm soát kinh tế hầu lũng đoạn chính trị đă dựa vào phong thủy như bước đầu xâm nhập. Hiện nay ở các nước tư bản, người theo Âu Mỹ học đang hăm hở tiến bước vào môi trường phong thủy để trước hết thỏa trí hiếu kỳ, sau nữa mưu lợi cho cá nhân, nên khoa phong thủy đă dần dần trở nên quen thuộc trong xă hội văn minh.

3. Có hay không khoa phong thủy Tây phương?

Nếu hiểu theo nghĩa mà người Đông phương thường quan niệm, chúng ta sẽ cho là không có khoa Phong thủy Tây phương. Nhưng các nhà kiến trúc tây phương có khoa Thiết Kế Đô Thị nhằm nghiên cứu và quy hoạch những khu vực dân cư theo những tiêu chuẩn khoa học cụ thể. Nếu Đông phương có những kỳ tích nổi danh thì Tây phương với những đô thị, lâu đài hàng ngàn năm tuổi cho thấy những người phác thảo và kiến lập đã có những hiểu biết cặn kẽ về những tác dụng của phương hướng và thời tiết trong môi trường sống. Chỉ riêng tại Việt nam, những công trình thờ phượng do các nhà truyền giáo thiết lập cũng phản ánh một số điểm tương đồng về quan niệm môi trường sống tuy biểu thị bên ngoài có phần khác biệt. Như tại thị xă Phú Cường, có ba ngọn đồi cao, một dành cho Toà Hành Chánh, một dành cho Nhà thờ và ngọn đồi thứ ba là một ngôi chùa Phật giáo. Phần kế tiếp sẽ trình bày về một số quan niệm về phong thủy cũng như các trường phái chính và phụ của khoa phong thủy Đông phương.

4. Các nguyên lý của khoa phong thủy.

Như tất cả các khoa khác của đạo học Đông phương, phong thủy có nguồn gốc từ Kinh Dịch, mà hiện nay Tây phương dịch ra là Book of Change. Tác giả của Kinh Dịch cho đến nay vẫn chưa xác quyết được, song người Trung Hoa cho rằng tổ tiên họ đã tìm ra những nguyên lý căn bản nhất của vũ trụ quan triết học đông phương.

Việt Nam gần đây căn cứ vào những khai quật các di chỉ văn hoá tại Bắc phần đă có những bài nghiên cứu nhằm dành tác quyền Kinh Dịch cho người Việt. Trong một bài viết của Nguyễn Thiếu Dũng ngày 6/7/2004, tác giả nêu ra giả thuyết về Trung Thiên Đồ, phần không có trong các tài liệu Trung Hoa, để minh chứng rằng tổ tiên dụng Việt là tác giả của Kinh Dịch: nếu Tiên Thiên bát quái mô tả sự hình thành của vũ trụ tương ứng với Thiên, Hậu Thiên bát quái mô tả sự vận hành của vũ trụ, tương ứng với Địa, thì Trung Thiên bát quái mô tả sự hình thành xă hội con người tương ứng với Nhân, trong quan niệm tam tài Thiên Địa Nhân (Trời, Đất, Người) quen thuộc.

a. Nguyên lý thứ nhất: Vạn vật đồng nhất lý: Các hiện tượng, sự kiện xảy ra trên bầu trời, mặt đất và nhân gian có chung một bản thể (khí).

Theo Kinh Dịch, vũ trụ là môi trường luôn thay đổi gồm hai dạng thức (khí) tượng, và hình (tướng). Quan niệm này được biểu thị trong câu: tại thiên thành tượng, tại địa thành hình. Một vài ví dụ có thể tìm thấy trong tục ngữ về thời tiết: quầng hạn tán mưa, chớp đông nháy nháy gà gáy thì mưa. Hiện tượng hình quầng quanh mặt trăng, chớp nhay nháy là biểu hiện của khí ở trên cao, sự kiện khô hạn hay mưa là hình thái của khí ở trên mặt đất. Vai trò của con người là giải mă các hiện tượng, hệ thống và lưu trữ những dữ liệu để ứng phó với các hiện tượng và sự kiện này, từ đây phát sinh ra nhánh thứ ba số (liệu), bao gồm tất cả các sử liệu, kinh điển, sách vở, truyện ký… giúp cho sinh hoạt xă hội tồn tại và phát triển.

Nhìn trong nhãn quan khoa học đương đại, bộ ba nói trên được hiểu trong nghĩa năng(tượng) energies, tín (số) information và thế (hình) capacities. Với những tiến bộ trong kỹ nghệ thông tin, con người đă có thể dùng kỹ thuật số để kiến tạo (digitize) những hình ảnh và âm thanh trong không gian ảo rất đáng khâm phục.

Theo quan niệm nhất thể này, mọi vật mọi sự chỉ là những dạng thức biểu hiện khác nhau của năng lượng như nước trong các loại hình bình chứa từ biển hồ ao sông ng̣òi đầm lạch đến lu ảng chai lọ bình. Vật dung để chứa có khác, nhưng tính chất lỏng của nước đều giống nhau. Sinh khí biểu hiện nơi đất ta có núi non đồi dốc, ụ lũng; nơi thảo mộc ta có đủ các loại cây cỏ từ thấp đến cao; trong lòng đất ta có các loại quặng mỏ; trong sinh vật ta có bốn loài noãn thai hoá thấp; qua năng lượng ta thấy có nắng mưa gió băo sấm chớp lửa cháy tuyết sa… Hình có khác nhưng khí tương đồng, tất cả chỉ là sự xoay chuyển của những phản ứng lý hóa theo những điều kiện tiềm ẩn có sẵn trong môi trường.

Làm thế nào vạn vật có thể đồng nhất lý? Xét riêng quả địa cầu ta đang sống, tất cả mọi sinh vật đều chịu tác dụng của lực hướng tâm như nhau. Trái đất xoay quanh trục của nó hướng theo chòm sao Bắc cực (Polaris, Thuban, Vegas, Alpha Cephei) theo chiều từ Đông sang Tây. Với tất cả các điểm trên trái đất, tổng hợp các lực tác dụng lên điểm ấy bảo đảm trạng thái cân bằng tạm thời và phát triển. Vì sao nói cân bằng tạm thời? Nếu cân bằng ấy là vĩnh viễn thì điểm ấy sẽ không chuyển động được nữa hay chuyển động đó sẽ là chuyển động với gia tốc không đổi, con người và cỏ cây sẽ ở nguyên trạng như khi mới sinh ra. Từ đó suy ra lực tác động đến mọi điểm có thay đổi, nhưng sự thay đổi xảy ra theo một tần số khả dĩ không làm đổi phương của trục trái đất. Chính nguyên lý này xác định hai quẻ Càn Khôn (thiên địa định vị) trong tám quẻ của Kinh Dịch, có thể biểu thị bằng ngôn ngữ nhị phân là cặp số (1, 0) biểu trưng cho liên tục và gián đoạn hay theo cách nói người xưa là dương và âm.

b. Nguyên lý biến dịch: thệ giả như tư phù bất xả trú dạ: Trong sách Luận Ngữ, Khổng Tử đă thốt ra nhận xét như trên về vận hành của vũ trụ. Trong Hệ Từ truyện câu Dịch hữu Thái cực có nên hiểu là v́ có thay đổi nên (muôn vật) đến điểmcực của nó vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản? Chính trạng thái sau và trạng thái trước của một vật tạo nên lưỡng nghi. Lưỡng nghi hiểu như thế đă thành hình từ biến dịch; từ vô cực sang thái cực; từ không sang có, từ 0 thành 1, từ gián đoạn thành liên tục. Phải chăng đây là chỗ mà Lăo Tử gọi là Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam?

Nhiều ngàn năm trước, nếu một quan sát viên đứng tại vị trí sao Bắc cực nhìn theo trục trái đất đă thấy trái đất quay ngược chiều kim đồng hồ quanh mặt trời giống như ta đang thấy hôm nay. Nhưng người soạn thảo Kinh Dịch thời ấy cũng ngồi tại một vị trí trên mặt đất và ghi nhận mặt trời lên ở một phía của nơi ông ở và xuống ở một phía khác. Ông ta cảm thấy hơi ấm lan toả mỗi khi quả cầu ánh sáng xuất hiện, càng lúc càng làm ông nóng bức như có lần đám cháy rừng đă buộc ông phải bỏ nơi cư trú cũ để đi tìm một chỗ mới. Ông cũng cảm thấy cái mát lạnh tăng dần khi quả cầu ánh sáng chìm xuống trong màn đen giống như những lần ông phải băng ngang những gịng suối trên đường tìm kiếm thức ăn. Quả cầu ánh sáng ấy hình như có vỏ cứng bên ngoài nhưng bên trong như có khoảng trống nhấp nháy những ánh lửa chói mắt. Ông dùng đá vạch lên vách hang động hai vạch, vạch bên dưới liền ông dùng biểu thị vỏ cứng, vạch ở trên đứt biểu thị khoảng trống nhấp nháy. Đối với ông, hình vẽ ấy tượng trưng cho quả cầu lửa mà về sau người ta gọi là mặt trời, tượng trưng cho sự ấm áp của lửa. Để ghi nhận cái lạnh của những buổi sáng đầu đông, khi băng qua dòng nước có những mảnh váng băng kết nằm trên mặt suối, ông dùng hai vạch, vạch trên liền, tượng trưng cho sự kết dính của băng. vạch dưới đứt đoạn, tượng trưng cho sự trôi chảy của nước. Đó là hình tượng đầu tiên của hai quẻ Ly và Khảm, sau này biến thể thành hai chữ hoả và thủy trong văn tự Trung Hoa và định chiều chuyển dịch của vũ trụ. Phương mà mặt trời thường lên sau này được gọi là phương đông, phương mặt trời chìm xuống được gọi là phương Tây. Bốn quẻ được xác lập đă xác định vị trí trong không gian và thời gian của con người bấy giờ. Biểu tượng này c̣n được ghi lại qua các dấu hiệu của tôn giáo: Chữ thập tìm thấy trong hình tượng Thánh giá của Thiên Chúa giáo, chữ Vạn trong biểu tượng của Phật giáo.

Cặp Càn Khôn (1,0) giờ đây phải thay đổi v́ có thêm yếu tố mới nên sẽ trở thành cặp (11, 00). Yếu tố mới được kư hiệu là cặp (01, 10) dành cho Ly Khảm.

 

 


Nguyên lý sinh khắc chế hoá:
Quan sát một chỗ trũng nước đọng lâu ngày ta thấy dấu vết của rêu, gần suối khe cây cỏ mọc sum xuê um tùm, ta có thể đoán biết nước là nguồn sinh trưởng cho thảo mộc. Những đám cháy rừng cho thấy cây khô có khả năng dẫn hỏa, ta có thể suy luận cây cối có thể làm phát sinh ra lửa. Sau đám cháy, chỗ còn lại là tro than, giống như bụi đất, ta có thể phán đoán lửa có thể góp phần trong việc tạo nên đất cát; và đào bới đất cát, ta có thể t́m thấy những mẩu quặng cứng chắc hơn đất đá, ta có thể suy luận đất đá có thể là nguồ của những mỏ kim loại. Những người chế tác Kinh Dịch chắc chắn cũng trải qua quá tŕnh quan sát, ghi nhận, và suy đoán như chúng ta ngày nay, nhưng vào buổi sơ khai, sự phát kiến ra tương quan sinh khắc chế hóa ngũ hành đă đóng góp rất lớn trong việc thay đổi môi trường sống, để ứng phó với những hiện tượng thiên nhiên như mưa băo sấm chớp. Với bốn quẻ căn bản bây giờ ta có thêm các cặp Cấn Đoài, Chấn Tốn. Sơn Trạch thông khí, Lôi Phong tương bác là những ghi nhận về tương quan giữa các hiện tượng đầu tiên được ký hiệu với ba vạch. Núi được tượng trưng bằng vạch liền trên cùng và hai vạch đứt ở dưới giống hình cái hang, Đầm được tượng trưng bằng vạch đứt ở trên biểu hiện nước và hai vạch liền ở dưới biểu hiện đáy; Sấm được biểu hiện bằng hai vạch đứt ở trên, một vạch liền ở dưới, và gió được biểu hiện bởi hai vạch liền ở trên, một vạch đứt ở dưới. Tám quẻ bây giờ được viết thành bốn cặp (111,000) (101,010) (100,011) và (001,110.)

Trong đồ hình tám quẻ tiên thiên biểu trưng cho tượng ta nhận thấy có hai chiều chuyển dịch, thuận và nghịch với chiều kim đồng hồ ngày nay, điều này ngầm giới thiệu nguyên lý sinh trưởng hoại diệt của vũ trụ. Từ 111 quẻ Càn, vạch trên biến đổi thành 011 quẻ Đoài; đến vạch giữa biến đổi thành 101 quẻ Ly; sau đến hai vạch trên và giữa biến đổi thành 001 quẻ Chấn (ngược chiều kim đồng hồ.) Phía bên này từ quẻ Tốn 110 vạch trên biến đổi thành 010 quẻ Khảm; đến vạch giữa biến đổi thành 100 quẻ Cấn, sau cùng hai vạch trên và giữa biến đổi thành 000 quẻ Khôn (thuận chiều kim đồng hồ.)

Tượng đă như vậy, còn hình thì sao? Đồ hình hậu thiên bát quái mô tả thực tế như sau: 111, 010, 100, 001, 110, 101, 000, 011. Trong đây ta thấy 111 (vòng ngoài) từ Nam đă sang vị trí Tây Bắc (vòng trong), 000 từ vị trí Bắc chuyển sang Tây Nam, 101 từ vị trí Đông chuyển sang Nam, 010 từ Tây chuyển đến Bắc v.v…

Trong một bài khác, chúng tôi sẽ trình bày quan điểm về Bát quái ngũ hành để góp phần trong việc truy nguyên tác giả của Kinh Dịch.

5. Các vấn đề cần quan tâm của khoa phong thủy:

a. Nguyên tắc hệ thống hoàn chỉnh: Hoàng Đế Trạch Kinh chủ trương “lấy hình thế làm thân thể, ng̣òi nước làm huyết mạch, đất đai làm da thịt, cây cỏ làm râu tóc, nhà cửa làm quần áo, cửa nẻo làm dây đai, nếu hội đủ các điều này, là điều rất tốt.” Xem thế thấy từ xưa con người đă được quan niệm như trung tâm của vũ trụ, điểm giao hội của thời không, và được môi trường chung quanh bao trùm che chở. Có điều sự che chở này phải do con người chọn lựa, vì điều kiện thiên nhiên vô tư và khách quan cho tất cả mọi loài, không thiên vị. Chọn lựa thế nào? Sẽ được trình bày ở dưới trong phần bốn đại cuộc.
b. Nguyên tắc nhân địa chế nghi: Căn cứ vào bối cảnh mà thay đổi cho phù hợp với điều kiện sinh hoạt, tùy theo địa thế mà kiến trúc cho thích hợp. Ví dụ ở miền cao, nhiều rắn rết, làm nhà sàn trên ở dưới nuôi gia súc; ở vùng động đất, dung vật liệu nhẹ để làm nhà; nóng nực dùng phương pháp điều hoà không khí để tạo thoải mái cho nơi ăn ở, làm việc…
c. Nguyên tắc dựa núi gần sông: Ở vùng có núi đồi, nên dựa lưng vào núi để ngăn bớt tác dụng của gió; núi bao quanh th́ lập nhà ở nơi lũng, núi đơn lẻ thì lập nhà xung quanh. Gần sông ng̣òi thì chọn phía bên phải của dòng chảy để dòng nước bao quanh bên trái, hoặc chọn phía đất bồi mà làm nhà.
d. Nguyên tắc xem xét hình thế khu vực: Có thể xem sự tươi tốt của cây cỏ trong vùng mà xác định được nơi mình muốn ở có thuận lợi hay không, xem đường sá giao thông có thuận tiện hay trở ngại, chợ búa trường học nhà thương và sở làm cũng là một trong những điểm cân xét đến khi muốn chọn nơi mà ở.
e. Nguyên tắc địa chất: Tránh những khu vực có những quặng mỏ mà phóng xạ do tác dụng phân hủy của không khí có thể xâm hại, tránh những vùng hay bị ngập lụt, động đất, thiên tai hay nhiều vấn đề xă hội.
f. Nguyên tắc thoáng đăng: Nhà ở nên nằm giữa cuộc đất, xung quanh thoáng đăng không bị ngăn che ánh sáng và sinh khí. Trong một bài viết trước đă tŕnh bày qua về nguyên tắc cân bằng phiếm định, căn nhà nằm giữa cuộc đất giúp cho tác dụng của các trường lực cân bằng hơn nằm lệch về một phía.
g. Nguyên tắc thuận chiều sinh khí: Quan sát chiều nước thoát khi trời mưa trước nhà ta có thể nhận ra chiều vận hành của sinh khí để tiếp nhận vào căn nhà mình ở. Sự tiếp nhận này nên từ tốn, không nên đột ngột. Vì thế những nhà nằm ngay ngă ba, có đường đâm thẳng vào thường không được ưa chuộng, hoặc người ta làm ngõ vào (lai lộ) có hình vòng cung để giảm tác dụng xung sát của khí. Cùng trong lý đó, cầu thang lên gác tránh mở thẳng ra cửa chính. Chiều nước thải thoát ra khỏi nhà cũng nên thuận với chiều thoát của hệ thống chung, tránh những khí độc xông ngược vào nhà.
h. Nguyên tắc sửa đổi: Không phải tất cả những căn nhà đều may mắn hội đủ những ưu điểm kể trên, nên dùng nguyên tắc này để sửa đổi môi trường sống cho phù hợp với tình trạng sức khoẻ, sinh hoạt là điều con người cần làm khi muốn định cư lâu dài tại một nơi chốn nào.

6. Các trường phái phong thủy:

Phong thủy được chia làm hai nhánh, dương cơ (trạch) và âm phần (mộ.) Khoa dương cơ giải quyết những vấn đề trong thực tại cuộc sống, những sự kiện và hiện tượng có thể nhìn thấy trong tương quan với môi trường cư trú, kết qủa trước mắt. Ngược lại khoa âm phần xử lý những vấn đề liên quan đến người quá văng, những sự kiện và hiện tượng không thể nhìn thấy bằng mắt thường như địa mạch, mộ huyệt, và tác dụng chậm trễ xảy ra sau nhiều năm và chỉ kiểm chứng bằng cảm nhận hơn là thực tế.
Theo Từ Văn Siêu, chủ biên mạng Trú Trạch của Trung Hoa, có hai dạng chính là phái Hình Thế và phái Lý Khí. Mỗi dạng lại chia thành những nhánh nhỏ hơn. Phái Hình Thế chia làm ba nhánh: Loan Đầu, Hình Tượng và Hình Pháp. Phái Lý Khí chia làm ít nhất mười bốn nhánh: Bát Trạch, Mệnh Lư, Tam Hop, Phiên Phi, Phi Tinh, Ngũ Hành, Huyền Không, Bát Quái, Cửu Tinh Phi Bạc, Kỳ Môn, Tam Yếu, Nhị Thập Tứ Sơn, Tinh Tú, và Kim Tỏa Ngọc Quan. Mỗi phái chú trọng một trong các nguyên lý của khoa phong thủy hơn những nguyên lý khác và đă thu thập những kinh nghiệm đáng kể nhưng vẫn chưa giải thích được toàn bộ các sự kiện một cách hệ thống và khoa học.

Dưới đây là một vài nét sơ lược về các phái đă nêu trên:

a. Hình Thế: Phát nguyên từ quan niệm của Quản Lộ và Quách Phác, chú trọng địa lý hình thế, chuyên dùng các yếu tố như long, huyệt, sa, thủy, hướng để luận tốt xấu. Ba nhánh nhỏ là:
i. Loan Đầu: chú trọng đến tính chất tự nhiên của h́nh thế. Long là toàn bộ dăy núi đồi sông suối bao quát từ khu vực ngược đến đầu nguồn. Sa án là những địa hình bốn phía chung quanh khu vực.
ii. Hình Tượng: quan sát hình tướng của núi non cảnh vật để đặt tên, theo tên gọi mà ngầm diễn tả ý nghĩa của khu vực. Ví dụ Núi Voi Phục, Núi Vọng Phu, Núi Sư Tử, Hàm Rồng, Thiếu Nữ Soi Gương, v.v…
iii. Hình Pháp: tổng hợp quan niệm của hai phái trên, phối hợp nhận biết về h́nh thế tự nhiên và liên tưởng. Ví dụ: có một con đường xông vào khu vực, đặt tên là một mũi tên xuyên vào tim (nhất tiễn xuyên tâm.)

b. Lý Khí: Còn có tên là Ốc Trạch Phái hay Tam Nguyên Lý Khí. Chủ trương dùng âm dương, bát quái, ngũ hành, Hà đồ, Lạc Thư, tinh tượng, thần sát, nạp âm, kỳ môn, lục nhâm và các loại thuật số để suy đoán sự tốt xấu của công tŕnh. Dưới đây xin liệt kê một vài nhánh nhỏ:
i. Bát Trạch: với hai đặc điểm: dùng tọa sơn (lưng) của căn nhà phối hợp với du tinh của hướng (mặt tiền) để đoán tốt xấu và chia làm hai nhóm nhà thuộc đông và tây. Căn cứ vào năm sinh của người mà chia thành hai nhóm mệnh đông và tây. Phối hợp người đông mệnh nên ở nhà đông tứ trạch và ngược lại.
Tám du tinh là Phục Vị (ở tại chỗ), Thiên Y (trời chữa bệnh), Sinh Khí (sức sống) và Diên Niên (sống dai) là bốn sao tốt, Ngũ Qủy (năm loại qủy), Tuyệt Mệnh (hết số), Hoạ Hại (tai vạ) và Lục Sát (sáu cách giết).
Ví dụ: nhà lưng phương bắc, mặt trước hướng nam là được du tinh Diên Niên đáo hướng, thuộc đông tứ trạch, nên mở cửa, đặt chủ pḥng ở các phương bắc, đông và đông nam.
ii. Mệnh Lư: dùng mệnh của chủ nhà phối hợp với vị trí của hai mươi bốn sơn và ṿng sao luân chuyển của huyền không, dung trang hoàng, bố cục, màu sắc phù hợp với tính chất ngũ hành của từng khu vực.
iii :Tam Hợp và Nhị Thập Tứ Sơn đầu: Dùng sơn thủy làm chủ. Phối hợp hai mươi bốn sơn của tọa trạch, mười hai sao của vòng Trường Sinh với các hình thế núi sông, công tình xung quanh để định cách cục tốt xấu của căn nhà. Phái này thoát thai từ khoa âm phần.
iv: Phiên Phi: Còn gọi là Hoàng Thạch Công Phiên Phi phái. Dùng bát quái nạp giáp chuyển thành Cửu Tinh (chín sao) là Tả Phù, Hữu Bật, Phá Quân, Vũ Khúc, Liêm Trinh, Văn Khúc, Lộc Tồn, Tham Lang, Cự Môn. Tùy vị trí, mỗi sao có những tác dụng tốt và xấu.
v. Huyền Không Phi Tinh: Dùng nguyên vận phối hợp nguyên bàn cửu tinh, sơn hướng, sơn thủy, bố cục bên trong để định chu kỳ hưng suy của khí trường trong từng khu vực. Cửu Tinh là Nhất bạch Tham Lang, Nhị hắc Cự Môn, Tam bích Lộc tồn, Tứ lục Văn khúc, Ngũ Hoàng Liêm trinh, Lục bạch Vũ khúc, Thất xích Phá quân, Bát bạch Tả phù và Cửu tử Hữu bật.
vi. Tinh Tú: Phối hợp tính chất ngũ hành của hai mươi tám (28) vì sao và sơn hướng của căn nhà mà đoán tốt xấu.

Là người tìm hiểu về phong thủy, ta nên suy luận căn cứ trên thực tế, các chủ trương trên chỉ là những mốc hướng dẫn, cần lựa chọn những điểm hay, loại bỏ những điểm không phù hợp, tránh những tin tưởng thiếu căn cứ để không phải thất vọng về lâu về dài.

7. Vai trò của bốn mặt quanh nhà ở hay phần mộ (tứ đại cuộc)

Quan niệm này phát xuất từ thời Tần Hán bên Trung Hoa, coi trọng hình thế bốn mặt quanh mộ huyệt hay nhà ở được thể hiện qua bốn tên gọi Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ là tên chữ của bốn loài thú rồng xanh, cọp trắng, chim đỏ, rùa đen.
Huyền Vũ là tên gọi của h́nh thế đất đai sau lưng căn nhà, cần cao ráo kín đáo như tấm khiên che, như chiếc gối kê đầu (hậu chẩm.) Huyền Vũ tượng trưng cho những sự hỗ trợ ngấm ngầm sau lưng ta, tượng trưng cho hậu vận.
Chu Tước là tên gọi của hình thế đất đai trước mặt, nên bằng phẳng, sáng sủa không bị ngăn che, nếu có bị ngăn che không được chắn hết tầm nh́n của không gian trước mặt, như chiếc bàn (tiền án.) Chu Tước tượng trưng cho việc giao tiếp đối ngoạI, hiện trạng và tương lai gần.
Thanh Long là tên gọi của hình thế đất đai bên tay trái của căn nhà, cần cao ráo thông suốt uốn lượn bao vòng dài rộng. Thanh Long chủ về cơ hội, vận may, văn chương khoa bảng, khí cần vận động.
Bạch Hổ là tên gọi của h́nh thế đất đai bên tay phải của căn nhà cũng cần dài rộng, nhưng không nên cao mà phải thấp. Bạch Hổ chủ về uy lực, vơ nghiệp, khí cần tích tụ, tránh tán thất.
Trong các sách như Trú Trạch Tiêu Chuẩn, Dương Trạch Thập Thư, Trú Trạch Mô Thức khái niệm hậu sơn, tiền thảo, tả tŕ, hữu cương đă phổ biến khắp trong dân gian như là những điều kiện tốt cần có của một căn nhà.

Tiến sĩ Nông Nghiệp Trần Di Khôi của Trung Hoa giải thích nguyên nhân của khái niệm này như sau:
Đất nước Trung Hoa nằm ở Bắc bán cầu nên nhà ở thường chọn quay hướng Nam (toạ Bắc triều Nam) để tránh khí hậu khắc nghiệt của vùng cực thổi về, đón ánh sáng và hơi ấm từ vùng xích đạo chiếu lên. Ngoài ra, lịch sử Trung Hoa ghi lại những cuộc chiến tranh với Hung Nô, Khuất Liêu, Kim là những nước nằm ở phiá Bắc, nên sau lưng có núi hiểm trở che chắn là hàng rào thiên nhiên để phòng vệ hữu hiệu mỗi khi có loạn động.
Kinh tế Trung Hoa ngày xưa chú trọng nông nghiệp, nhà ở thường gần với ruộng đồng. Nhà ở nhìn về hướng Nam nên mặt trời sẽ lên ở phía tay trái, nên phía tay trái cần có sông nước lưu chảy (tả trì hữu khâu; tả khê lưu hữu trường đạo; tả cao hữu đê) để gia tăng sự vận chuyển của sinh khí (ứng dụng của thế năng, động năng), tạo sự thoải mái cho môi trường làm việc trong ngày gia tăng hiệu suất của công việc; ngược lại phía tay phải là hướng tây chịu ánh nắng chiều nóng bức, sinh khí suy giảm, cần bảo tồn để không bị tiêu hao sức lực, nên tán khí một cách chậm răi. Theo nghiên cứu khoa học, trong ánh nắng chiều, lượng tia hồng ngoại và tử ngoại trong ánh sáng lên đến 72%, cần thiết cho các phản ứng quang học trong cây cỏ thảo mộc, đặc biệt các loại được gieo trồng trong nông nghiệp, giúp cho việc khai hoa kết trái rất nhiều. Nếu phía Tây bị che chắn, năng suất cây trồng sẽ giảm sút, côn trùng sẽ phát triển mạnh hơn v́ lượng tia tử ngoại cũng bị giảm sút, gây nên những loại bệnh mà ngày xưa không rõ nguyên do (bạch hổ đương đầu- phương tâycao, hữu tai ương chi hoạn.)

8. Thay cho lời kết

Vũ trụ quan Trung Hoa, đại biểu cho đông phương, được hình thành và phát triển trên nguyên lý âm dương ngũ hành bao gồm ba lĩnh vực thiên văn, địa lý và nhân thể. Con người ngày xưa phải học quán tam tài mới được gọi là Nho Sĩ, rất được coi trọng trong thể chế xă hội bấy giờ, tiến vi quan, thoái vi sư. Riêng Khoa Kham Dư sau thoái hoá thành khoa phong thủy, được lưu tâm v́ những ứng dụng của nó trong xă hội rất rộng răi, song cũng v́ thế mà tính chất hệ thống và luận lý của nó càng ngày càng bị thu hẹp. Người tìm hiểu để áp dụng đă giản trừ chúng vào những công thức, ca quyết mà không tìm hiểu hết nguyên lý. Người truyền thụ cũng muốn giấu giếm. Hơn nữa từ khi được giới vua quan chú tâm, những tinh hoa không còn được phép phổ biến trong dân gian. Những lời dặn ở phần tựa của các loại kinh điển thường luôn luôn kèm theo câu thận vật truyền phi nhân , cẩn thận không nên truyền thụ cho những người thiếu nhân nghĩa hay người không trong giai tầng của mình.
Khoa Phong Thủy đến Việt Nam trong những dịp Trung Hoa xua quân xâm chiếm đất đai và những đợt di dân cuối những triều đại Minh Thanh. Một vài nhân vật Việt Nam nổi tiếng trong lịch sử đă rất thông thạo về khoa lý số nói chung và Địa Lý nói riêng như Lý Thường Kiệt qua bài Nam quốc sơn hà, Nguyễn Bỉnh Khiêm qua câu Hoành Sơn nhất đái. Ta cũng nghe những truyền thuyết về Thánh Địa Lư Tả Ao. Song trong dân gian, những người hành nghề địa lý tài tử đă lưu truyền những giai thoại về các cuộc đất như Mănh Hổ xuất sơn, Thanh Xà nhập địa, Cửu Long khán tỉnh trên đất nước Việt Nam. Trước năm 1975, những đồn đoán về cuộc đất phát phú của gia đình ông Lư Long Thân tại Thủ Đức, long mạch tại khu vực cư xá Thanh Đa, những cuộc đất phú hào trong phạm vi tỉnh B́nh Dương, địa mạch Khu Dinh Độc Lập và sự trấn yểm theo chỉ thị của TT Thiệu v. v… đă là đề tài cho các câu chuyện trà dư tửu hậu và tăng thêm vẻ huyền bí của câu chuyện, dẫn con người vào vòng mù mờ của mê tín.

 

Phong thủy gia Group

Địa Chỉ: 440 đường Bưởi, Ba Đình, Hà Nội
Hotline / ZaLo / Viber:  0966.111.338
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  

 


 

 

Ghi vào ô bên dưới nếu bạn cần Tư Vấn Cách dùng Đúng và Đủ

Cập nhật lần cuối: 4/26/2022 9:49:00 PM

Về trang trước Bản in Gửi email

Tin xem nhiều nhất

Sản phẩm
Tin tức
Tìm kiếm

Liên hệ