Phong-tuc-cung-le-giao-thua-PTG

Phong tục cúng lễ giao thừa - PTG

Thông tin chi tiết

Giá: Liên hệ

  • Mã sản phẩm: DNPT
  • Thương hiệu: Phong thủy gia
  • Bảo hành: 5 năm
  • Tình trạng: Còn hàng

Hỗ trợ mua hàng: 0966 111 338

Thông tin sản phảm

 - Cúng ai trong lễ giao thừa?

Phan Kế Bính trong Việt Nam Phong Tục viết :
Tục ta tin rằng mỗi năm có một “Đại Vương Hành Khiển” coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông củ và đón ông mới.
 
 
Cúng tế cốt ở tâm thành, và lễ cúng vào nửa đêm nên đượm vẻ thần bí trang nghiêm. Cựu vương Hành Khiển bàn giao công việc cho tân vương thay đức Ngọc Hoàng để coi sóc nhân gian trong một năm cho đến giờ phút giao thừa năm sau.
 
Lễ trừ tịch bao hàm một ý nghĩa trọng đại “ tống cựu nghinh tân”, nên lễ được cử hành rất trịnh trọng từ tư gia tới các đình chùa. Những năm về trước, trong giờ phút này, chuông trống đánh vang, pháo nổ luôn không ngớt, truyền từ nhà này sang nhà khác, khắp kẻ chợ, nhà quê.
 
+ Tại sao cúng Giao thừa ngoài trời?
 
Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có trí như quan toàn quyền.
 
Các cụ hình dung phút ấy ngang trời quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được) thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì.
 
Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà Trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới.
 
Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.
 
- Phẩm vật cúng lễ giao thừa
 
Tại các đình, miếu, cũng như tại các tư gia, lễ giao thừa đều có cúng mặn. Các ông Thủ Từ lo ở đình, miếu, còn tại các tư gia do người gia trưởng trù liệu.
 
Xưa kia người ta cúng giao thừa ở đình, ông Tiên chỉ hoặc Thủ Từ đứng làm chủ lễ, nhưng người ta cũng giao thừa ở thôn ở xóm nữa.
 
Lễ giao thừa ở các thôn xóm được tổ chức hoặc tại các Văn Chỉ nếu Văn Chỉ Làng xây tại xóm, nếu không thì cũng tổ chức ngay ở tại điểm canh đầu xóm. Ở đây, vị được cử ra làm chủ lễ là vị niên trưởng hoặc vị chức sắc cao nhất trong thôn xóm.
 
+ Bàn thờ được thiết lập ở giữa trời.
 
Một chiếc bàn hương được kê ra, trên hương án có đỉnh trầm hương hoặc bình hương thấp tỏa khói nghi ngút. Hai bên đỉnh trầm hương có hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến.
 
Lễ vật gồm chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có cỗ mũ của Đại Vương Hành Khiển.
 
Lễ quý hồ thành bất quý hồ đa, nhưng dù nhiều hay ít, lễ vật bao giờ cũng phải gồm có vàng hương, vàng lá hay vàng thoi (giấy tiền vàng bạc) tùy tục địa phương, và nhất là không quên được rượu, vì “vô tửu bất thành lễ”.
 
+ Lễ vật được trần thiết trên hương án trước giờ trừ tịch.
 
 
Đến giờ phút này, chuông trống vang lên, ông chủ tế ra khấn lễ, rồi dân chúng kế đó lễ theo, với tất cả sự tin tưởng ở vị Tân vương Hành khiển, cầu xin ngài phù hộ độ trì cho được một năm may mắn, bao nhiêu sự không may năm trước sẽ qua hết.
Tại đình làng, cùng với lễ cúng ngoài trời còn lễ Thành Hoàng hoặc vị Phúc Thần tại vị nữa.
 
Các chùa chiền cũng có cúng lễ giao thừa, nhưng lễ vật là đồ chay, và đồng thời với lễ giao thừa nhà chùa còn cúng Phật, tụng kinh và cúng đức Ông tại chùa.
 
Ở các tư gia, các gia trưởng thường lập bàn thờ ở giữa sân, hoặc ở trước cửa nhà, trường hợp những người ở thành phố chật chội không có sân, cũng bày một chiếc hương án, hoặc một chiếc bàn kê ra với lễ vật như trên.
 
Ngày nay ở thôn quê, rất ít nơi nào còn cúng giao thừa ở thôn xóm, ngoài lễ cúng ở đình đền. Và ở các tư gia, tuy người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa, nhưng bàn thờ thật là giản tiện.
 
Có khi chỉ là chiếc bàn con với mâm lễ vật, có khi mâm lễ vật đặt trên một chiếc ghế đẩu. Hương thắp lên được cắm vào một chiếc ly đầy gạo hoặc vào một chiếc lọ nhỏ để giữ chân hương. Có nhiều gia đình lại quá giản tiện hơn, hương thắp ngay trên mâm lễ, hoặc cắm vào các khe nải chuối dùng làm đồ lễ !
 
- Đại Vương Hành Khiển và Phán Quan.
 
Mười hai vị đại vương, mỗi năm một vị cai quản cõi nhân gian là Thập nhị Hành Khiển đại vương , tính theo nhập nhị chi, bắt đầu là năm Tý, cuối cùng là năm Hợi. Hết năm Hợi cũng quay lại năm Tý với Đại vương Hành Khiển mười hai năm về trước.
 
Các Đại vương này còn được gọi là “Đương Niên Chi Thần”, mỗi vị có trách nhiệm như trên đã nói cai trị thế gian trong toàn niên, xem xét mọi việc hay dỡ của từng người, từng gia đình , từng thôn xã cho đến từng quốc gia để định công luận tội, tâu lên Thượng Đế.
 
Mỗi Đại vương Hành Khiển đều có một vị Hành Binh và một Phán Quan giúp việc.
 
Vị Đại vương Hành Khiển lo việc thi hành những mệnh lệnh của Ngọc Hòang Thựơng đế, trình lên Ngọc Hòang những việc đã xảy ra. Còn vị Hành Binh lo giữ an ninh, trật tự địa phương, Phán Quan thì lo việc ghi chép công, tội của mọi người, mọi gia đình , mọi thôn xã, mọi quốc gia.
 
Trong các vị Hành Khiển Đại Vương , có vị nhân đức, có vị cương trực và cũng có vị khắc nghiệt. Nhiều năm có các loạn thiên thời, lọan đạo binh, nạn thủy tai, hỏa tại… tục tin rằng đó là do các vị Đại Vương Hành Khiển trừng phạt nhân gian vì tội lỗi của mọi người.
 
Nguồn: Phong Thủy tổng hợp
 
Phong thủy Gia Group

www.phongthuygia.com

(Ngoài ra, hãy nhớ rằng bạn luôn luôn có thể vận dụng phong thủy bất cứ lúc nào để làm cuộc sống gia đình cũng như công danh sự nghiệp tốt đẹp hơn so với những gì bạn đang có)

===============================================

 Xem thêm bộ 3 vật phẩm phong thủy cần thiết nhất

- Chiêu tài tiến bảo:

- Thanh long quyền bính: 

- Tài khí đáo Gia

- Tại sao ưu tiên dùng tỳ hưu bằng đá tự nhiên 100%

- Hướng dẫn các bước Khai Quang điểm nhãn

-Trước khi quyết định xây, sửa, mua bán nhà đất cần chú ý vấn đề này:

- Khi nào bạn phải xem lại phong thủy cho gia đình hay doanh nghiệp của bạn: 

- Giới thiệu Phong thủy Gia Group

- Bấm vào đây xem thêm cách dùng các vật phẩm phong thủy khác: Gương bát quái, phong linh,,,: 

- Cách vận dụng phong thủy để mua bán nhà đất NHANH chóng, thuận phong: 

- Xem bộ Quà tặng phong Thủy độc đáo tặng gia đình, cấp trên, bằng hữu... (phần tiếp theo)

 

 
Ghi vào ô bên dưới nếu bạn cần Tư Vấn Cách dùng Đúng và Đủ

Sản phẩm liên quan

Tam-long-lam-vuong-mo-4528-quy-hoat-huyet-mo-Cac-buoc-tien-hanh

Tầm long làm vượng mô 4528 quy hoạt huyệt mộ: Các bước tiến hành

Xem ngay
Tai-khi-dao-gia-sinh-phu-quy

Tài khí đáo gia sinh phú quý

Bộ Tài khí đáo gia là một vật phẩm phong thủy quan trọng, có ý nghĩa may mắn, mang lại nhiều tài lộc, sinh phú quý cho gia chủ. Phong thủy là sự kết hợp hài hòa giữa khí và nước. Nếu phong thủy tốt sẽ giúp giảm thiểu những vận khí xấu và tăng tài lộc, thành công

Xem ngay
Cach-muon-tuoi-4520

Cách mượn tuổi 4520

Xem ngay
Van-so-nguoi-sinh-vao-gio-At-Suu-cua-nhung-ngay-co-Thien-can-Ky-thi-nhu-the-nao-PTG

Vận số người sinh vào giờ Ất Sửu của những ngày có Thiên can Kỷ thì như thế nào?- PTG

  Trong Tử Vi đều lấy ngày giờ sinh làm chính, lấy năm tháng sinh làm phụ. Trong đó xét về ngày giờ sinh làm chính, cùng kết hợp với năm tháng sinh nữa, thì sẽ biết vận số tốt hay xấu trong cả cuộc đời của một người.

Xem ngay
Tai-sao-khong-nen-chon-nha-o-gan-cong-truong-xay-dung-PTG

Tại sao không nên chọn nhà ở gần công trường xây dựng? - PTG

Xem ngay
Van-so-nguoi-sinh-vao-gio-Binh-Tuat-4391-cua-nhung-ngay-co-Thien-can-Canh-thi-nhu-the-nao-PTG

Vận số người sinh vào giờ Bính Tuất 4391 của những ngày có Thiên can Canh thì như thế nào PTG

 Trong Tử Vi đều lấy ngày giờ sinh làm chính, lấy năm tháng sinh làm phụ. Trong đấy xét về ngày giờ sinh làm chính, cùng kết hợp với năm tháng sinh nữa, thì biết vận số tốt hay xấu trong cả cuộc đời của một người

Xem ngay
Van-so-nguoi-sinh-vao-gio-Binh-Thin-cua-nhung-ngay-co-Thien-can-Mau-thi-nhu-the-nao

Vận số người sinh vào giờ Bính Thìn của những ngày có Thiên can Mậu thì như thế nào

 Theo như phong thủy thì việc xem vận số, tử vị trọn đời của một người thì dựa vào ngày giờ sinh là chính và cần phải kết hợp với năm và tháng sinh để biết rõ vận số tốt, xấu của một người. Vậy những người sinh vào giờ Bính Thìn của những ngày có Thiên can Mậu sẽ thế nào?

Xem ngay
Van-so-nguoi-sinh-vao-gio-Tan-Ty-cua-nhung-ngay-co-Thien-can-At-thi-nhu-the-nao

Vận số người sinh vào giờ Tân Tỵ của những ngày có Thiên can Ất thì như thế nào

 Theo phong thủy thì lấy ngày giờ sinh làm chính, tháng và năm sinh là phụ. Việc dựa vào ngày giờ sinh là chính kết hợp cùng với tháng và năm sinh thì sẽ biết được vận số tốt, xấu của cuộc đời mỗi người. Vậy những người sinh vào giờ Tân Tỵ của những ngày có Thiên can Ất có vận số như thế nào?

Xem ngay
Thuong-xuyen-phong-sinh-thi-co-cong-duc-gi-PTG

Thường xuyên phóng sinh thì có công đức gì PTG

Xem ngay
Van-so-nguoi-sinh-vao-gio-At-Mui-cua-nhung-ngay-co-thien-can-Binh-thi-nhu-the-nao-PTG

Vận số người sinh vào giờ Ất Mùi của những ngày có thiên can Bính thì như thế nào PTG

 Trong Tử Vi đều lấy ngày giờ sinh làm chính, lấy năm tháng sinh làm phụ. Trong đó xét về ngày giờ sinh làm chính, cùng kết hợp với năm tháng sinh nữa, thì sẽ biết vận số tốt hay xấu trong cả cuộc đời của một người.

Xem ngay

Tin xem nhiều nhất

Video

Liên kết hữu ích

 

cửa hàng phong thủy uy tín, chất lượng tại hà nội

cửa hàng phong thủy uy tín, chất lượng tại hà nội

 

 

cửa hàng phong thủy uy tín, chất lượng tại hà nội

 

 

Sản phẩm
Tin tức
Tìm kiếm

Liên hệ