NÊN LÀM GÌ KHI  ÔNG TÀO ĐI VẮNG

 Sau lễ cúng Táo quân, các gia đình nên làm gì để xua tan vận xui, đón thêm nhiều may mắn trong năm sắp tới. Cùng tìm hiểu 5 việc nên làm sau khi cúng ông Công ông Táo nhé.

1. Dọn dẹp bàn thờ

 Sau khi tiễn các Táo về trời, nhiều gia đình có lệ tiến hành dung BỘT BỒ ĐỀ (xem website:  www.BộtbồđềtẩyUế.vn )  tẩy uế bàn thờ. Có nơi gọi tục lệ này là “bao sái”. Người ta cho rằng lễ cúng ông Công ông Táo được thực hiện xong là các thần linh đều đã về chầu trời, là thời điểm thích hợp để dọn dẹp bàn thờ sau cả năm dài, chuẩn bị mâm ngũ quả cùng bàn thờ Tết.

 

 


 

 

Thường thì ngay khi làm lễ cúng Táo, nhiều gia đình đã xin phép các cụ để sửa sang bàn thờ. Song nhiều gia chủ cẩn thận hơn thì tách riêng hai lễ này, tức là sau lễ cúng Táo quân thì bày biện thêm một lễ nhỏ nữa để xin phép các thần linh cho con cháu tiến hành dọn dẹp. Lễ này thường gồm hoa quả, nhang đèn, được tiến hành đơn giản chứ không quá cầu kì.
Gia chủ hoặc người trong gia đình có tính cẩn thận, tỉ mỉ sẽ được giao cho trọng trách này. Khấn vái xong, người đó sẽ tiến hành lau dọn bằng khăn sạch, nước sạch. Có nơi kiêng không dịch chuyển bát hương, nhưng có nhà thì sẽ hạ bát hương xuống để bao sái ban thờ được kĩ càng. Khi hạ bát hương, gia chủ chú ý đặt bát hương ở nơi sạch sẽ, tránh bị va chạm, tốt nhất trải hoặc phủ vải đỏ cho bát hương để tránh phạm kị. Sau khi lau dọn xong xuôi, có thể đun nước gừng hoặc pha tinh dầu quế, ngọc am vào nước nóng để lau rửa lại lần cuối, bàn thờ sạch sẽ trang nghiêm sẽ mang tới thêm nhiều may mắn cho cả gia đình. Chú ý đừng phạm phải Sai lầm khi dọn bàn thờ cuối năm dễ gây tán tài mất lộc nhé.
 
2. Tỉa chân nhang, thay bát hương (NÊN tham khảo các Phong Thủy Gia cách làm)

 Gia chủ chăm hương khói thờ cúng, qua một năm dài với các ngày rằm, mùng 1, giỗ chạp thì bát hương thường sẽ đầy chân hương. Vậy nên tỉa chân hương vào lúc nào? Vào thời điểm cuối năm, sau lễ cúng Táo quân, người ta thường kết hợp lau dọn bàn thờ với việc tỉa chân nhang (hương). Sau khi tỉa, nên để lại số chân nhang lẻ theo số âm như 3, 5, 7, 9… Với những chân nhang đã dọn tỉa thì đem đi hóa sau lễ cúng, có thể thả tro ra sông hồ cho mát.

Tùy theo nhu cầu mà các gia đình sẽ thay tro mới trong bán hương. Tro trong bát hương thường được dùng là tro rơm nếp, gia chủ có thể dễ dàng tự làm hoặc mua trong các cửa hàng bán đồ thờ cúng tâm linh. Tuy nhiên, đừng quên giữ lại phần cốt của bát hương (thường là đá quý, kim loại quý…) sau khi thay tro mới. Phần tro thừa sẽ được rắc ở sông hồ có nguồn nước lưu thông.
Nếu bàn thờ hay bát hương không còn phù hợp với điều kiện gia đình thì cũng có thể thay thế. Bát hương cũ có thể đem thả ở sông hồ, còn bàn thờ cũ thì đem hóa. Có điều, gia chủ nên cân nhắc việc mang đồ thờ cúng thả ra sông hồ vì có thể làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường.
 
3. Dâng lễ mời các Táo về an vị ngày cuối năm và cúng Tất niên (Nên tham ván các Phong thủy Gia cách làm)

 Các Táo về trời đã lâu, trong nhà không thể vắng thần linh quá lâu ngày, nếu gia đình đã dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ khang trang thì nên tiến hành làm lễ an vị Táo quân, an vị thần linh. Lễ cúng này thường được làm vào trưa ngày 30 Tết, cũng có thể sớm hơn tùy theo điều kiện gia đình. Nhiều nhà gộp lễ này với lễ Tất niên ngày cuối năm, đó là việc hoàn toàn có thể, chỉ cần gia chủ thành tâm là được.

 
4. Dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa

 Nhiều người thắc mắc sao cứ tới cuối năm là phải dọn dẹp, lau chùi đồ đạc, trong khi thời gian đó lại không dành để nghỉ ngơi vui Tết. Sở dĩ có lệ dọn dẹp nhà cửa cuối năm, loại bỏ đồ đạc không cần thiết là bởi theo phong tục, làm vậy có thể xua đuổi tà khí trong nhà, giúp cho luồng sinh khí mới dễ dàng lưu thông. Đặc biệt căn bếp là nơi gia đình thường xuyên sinh hoạt, cũng là nơi được coi là Tài khố trong nhà nếu được lau dọn sạch sẽ gia chủ sẽ đón thêm nhiều may mắn. Dọn nhà cuối năm rước nhiều tài lộc, đến cả nhà giàu cũng luôn chú trọng. Nếu gia đình có thờ ba ông thần Phúc – Lộc – Thọ hay bài trí vật phẩm phong thủy thì nhớ đốt nến trước các vị và vật phẩm vào 11h trưa ngày Tất niên.

 
5. Mở cửa đón sinh khí vào nhà

 Đây là điều mà chúng ta thường làm nhưng không rõ lý do. Đêm 30 Tết, các nhà sẽ mở hết cửa chính và cửa nhà trước giao thừa. Đèn nến trong nhà càng nhiều càng tốt, để ánh sáng xua tan bóng đêm, để sinh khí từ đất trời tràn ngập trong căn nhà, mang tới nguồn sinh lực và may mắn cho cả gia đình.(st)

-------->> 

Tuy nhiên , các bạn cần lưu ý 2 nội dung

I, Đây không phải là Bộ Khởi Gốc mà chỉ  là bộ Bổ trợ  dùng để  Bổ Trợ thêm cho Bộ Khới Gốc chứ không thay thế được cho Bộ Khởi Gốc Các bạn mở xem website này :  www.BộKhởiGốc.vn/CTTB 

 

II, Để tránh lãng phí và có hiệu quả cao khi dùng các Pháp Bảo Phong Thủy, bạn nên kết hợp với Bộ Khởi Gốc (bạn Click mở xem chi tiết ở website này để vận dụng: www.BộKhởiGốc.vn/CTTB  )    

Khi cần tham vấn, bạn có thể liên hệ với Phong thủy gia 

Phong thủy gia Group
Địa Chỉ: 440 đường Bưởi, Ba Đình, Hà Nội 
Hotline / ZaLo / Viber:  0966.111.338
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  

 


 

 
===================Xem thêm===
 
 
  ==================
 
 

 

Ghi vào ô bên dưới nếu bạn cần Tư Vấn Cách dùng Đúng và Đủ

Cập nhật lần cuối: 6/6/2021 7:19:49 PM

Về trang trước Bản in Gửi email

Tin xem nhiều nhất

Sản phẩm
Tin tức
Tìm kiếm

Liên hệ