Tháp văn xương từ xưa đến nay luôn là biểu tượng của sự học hành đỗ đạt, của trí tuệ và sự thăng tiến.

Tháp văn xương từ xưa đến nay luôn là biểu tượng của sự học hành đỗ đạt, của trí tuệ và sự thăng tiến. Chính vì vậy mỗi khi mùa thi đến gần hay đứng trước các thử thách và bước ngoặt quan trọng thì các gia đình đều đổ xô đi mua tháp văn xương với hy vọng sức mạnh của nó sẽ giúp ích cho kỳ thi và công việc săp tới. Vậy tháp văn xương cần phải được sử dụng như thế nào? Vị trí nào đặt tháp là tốt nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé. 


Tháp văn xương là gì? 

 
tháp văn xương 9 tầng
 
Tháp văn xương 9 tầng
 
Tháp văn xương trong phong thủy là loại tháp thường được đặt trong đền và chùa biểu trưng cho sự thông tuệ của Đức Phật, với mong muốn có được sự thông thái đó trong cuộc sống và việc học hành, thi cử, tháp đó đã được người dân thu nhỏ lại dưới hình thức tượng để đặt trong nhà. Tháp văn xương được chế tác với nhiều chất liệu khác nhau điển hình như các loại đá thạch anh, đá mã não, đồng hay thủy tinh... Chiều cao của tháp có thể khác nhau từ 7, 9 tầng và cao nhất là 13 tầng, tháp càng cao thì càng được chạm khắc tinh xảo và tỉ mỉ khiến cho chúng có giá thành cao hơn tuy nhiên thì mức độ hiệu nghiệm trong phong thủy của chúng lại phụ thuộc nhiều hơn vào vị trí chúng được đặt trong nhà. 
 

Cách đặt tháp văn xương 

 
Tháp văn xương bằng đồng
 
Tháp văn xương bằng đồng
 
Theo các học giả phong thủy, sao Khuê là sao chủ quản việc văn chương và học thuật. Vị trí văn xương là vị trí mà sao Khuê bay đến trong ngôi nhà, chính vì vậy các vị trí tốt để đặt tháp văn xương nên là phòng học, phòng làm việc của gia chủ, mang lại nhiều thuận lợi cho người đang thi cử, học hành. Để xác định được vị trí văn xương thì cần phải căn cứ vào ngày sinh của gia chủ và bát trạch của phòng có bàn học. 
 
  • Gia chủ có ngày sinh hoặc tuổi Giáp Tý, Giáp Dần, Giáp Thìn, Giáp Ngọ, Giáp Thân, Giáp Tuất thì vị trí Văn Xương nằm ở sơn Tị (hướng Đông – Nam có 3 sơn Thìn – Tốn - Tị). 
  • Gia chủ có ngày sinh hoặc tuổi Ất Sửu, Ất Mảo, Ất Tỵ, Ất Mùi, Ất Dậu, Ất Hợi thì vị trí Văn Xương nằm ở sơn Ngọ (hướng Nam có 3 sơn Bính – Ngọ – Đinh). 
  • Gia chủ có ngày sinh hoặc tuổi Bính Tý, Bính Dần, Bính Thìn, Bính Ngọ, Bính Thân, Bính Tuất. Mậu Tý, Mậu Dần, Mậu Thìn, Mậu Ngọ, Mậu Thân, Mậu Tuất thì vị trí Văn Xương nằm ở sơn Thân (hướng Tây – Nam có 3 sơn Mùi – Khôn – Thân). 
  • Gia chủ có ngày sinh hoặc tuổi Đinh Sửu, Đinh Mảo, Đinh Tỵ, Đinh Mùi, Đinh Dậu, Đinh Hợi. Kỷ Sửu, Kỷ Mảo, Kỷ Tỵ, Kỷ Mùi, Kỷ Dậu, Kỷ Hợi thì vị trí Văn Xương nằm ở sơn Dậu (hướng Tây có 3 sơn Canh – Dậu – Tân). 
  • Gia chủ có ngày sinh hoặc tuổi Canh Tý, Canh Dần, Canh Thìn, Canh Ngọ, Canh Thân, Canh Tuất thì vị trí Văn Xương nằm ở sơn Hợi (hướng Tây - Bắc có 3 sơn Tuất – Càn – Hợi). 
  • Gia chủ có ngày sinh hoặc tuổi Tân Sửu, Tân Mão, Tân Tỵ, Tân Mùi, Tân Dậu, Tân Hợi thì vị trí Văn Xương nằm ở sơn Tý (hướng Bắc có 3 sơn Nhâm – Tý – Quý). 
  • Gia chủ có ngày sinh hoặc tuổi Nhâm Tý, Nhâm Dần, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ, Nhâm Thân, Nhâm Tuất thì vị trí Văn Xương nằm ở sơn Dần (hướng Đông - Bắc có 3 sơn Sửu – Cấn – Dần). 
 
Trên đây là hướng dẫn cụ thể cách đặt tháp văn xương giúp mang lại may mắn trong thi cử và công việc. Nếu bạn đang có nhu cầu sở hữu vật phẩm tháp văn xương chất lượng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn chi tiết. 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ghi vào ô bên dưới nếu bạn cần Tư Vấn Cách dùng Đúng và Đủ

Cập nhật lần cuối: 12/7/2019 10:14:24 AM

Về trang trước Bản in Gửi email

Tin xem nhiều nhất

Sản phẩm
Tin tức
Tìm kiếm

Liên hệ