Phong thủy phòng tắm nên sáng sủa rộng rãi, bố cục nên là hình vuông hay hình chữ nhật. Nhưng ngày nay, thiết kế kiến trúc hiện đại phần lớn gộp nhà vệ sinh và phòng tắm vào làm 1 gian, xét về phong thủy, việc kết hợp này cần sự tính toán cẩn trọng vì hai không gian trên tồn tại nhiều yếu tố xung khắc nhau và là áp lực lớn với những gia đình sống ở thành phố đông đúc.

 Lưu ý khi thiết kế phong thủy phòng tắm

 
Phong thủy phòng tắm nên sáng sủa rộng rãi, bố cục nên là hình vuông hay hình chữ nhật. Nhưng ngày nay, thiết kế kiến trúc hiện đại phần lớn gộp nhà vệ sinh và phòng tắm vào làm 1 gian, xét về phong thủy, việc kết hợp này cần sự tính toán cẩn trọng vì hai không gian trên tồn tại nhiều yếu tố xung khắc nhau và là áp lực lớn với những gia đình sống ở thành phố đông đúc.
 
Sau đây là những điều nên lưu ý khi thiết kế phòng tắm, mời các bạn tham khảo nhé!
 
1. Phòng tắm không nằm ở trung tâm nhà
 
Nếu đặt ở vị trí trung tâm phát sinh Thổ khắc Thuỷ gây nhiều tai họa khó lường cho đường tài vận của chủ nhà. Thứ 2, không khí & nước ô nhiễm từ phòng tắm từ trung tâm lan ra các phòng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sinh khí của căn nhà. Điều này bất lợi cho sức khỏe cho các thành viên trong nhà. Thứ ba, trung tâm của căn nhà được coi như trái tim con người, trái tim bị ô nhiễm thì dù có sử dụng bất cứ biện pháp nào về phong thủy, căn nhà vẫn sẽ gặp điều không may. Thậm chí, nó có thể còn làm hỏng đại vận mà phong thủy ngôi nhà mang lại cho gia chủ.
 
Khu vực chính giữa ngôi nhà tốt nhất quy hoạch thành không gian rộng rãi, không được sử dụng làm những thứ có tích trữ uế khí như: Gian tắm vệ sinh, nhà bếp…
 
 
Lưu ý khi thiết kế phong thủy phòng tắm
 
 
2. Cửa phòng tắm không được đối thẳng với cửa chính
 
Cửa của phòng tắm, vệ sinh hay cửa ra vào nhà không được cùng 1 phương hướng. Phong thủy cho rằng cửa chính ra vào nhà là cửa khí, là nơi để sinh khí đi vào, sinh khí cho nên chuyển động hài hòa trong nhà ở. Nếu cửa phòng tắm vệ sinh đối thẳng với cửa chính của nhà ở thì sinh khí từ bên ngoài vào nhà sẽ đi thẳng đến phòng tắm.
 
3. Phòng tắm không nên nằm ở cuối hành lang
 
Với căn nhà hình ống hiện nay, nếu có hành lang tương đối dài thì cần chú ý sao cho nhà vệ sinh nằm ở bên cạnh hành lang, không để ở cuối hành lang. Bố trí như vậy dễ khiến cho khí ẩm & mùi lạ của phòng tắm vệ sinh theo hành lang tràn vào những phòng kế bên. Đây là điều đại kị trong bố cục nhà cửa. Phòng tắm và phòng vệ sinh nên thiết kế ở hai bên phải hoặc bên trái của hành lang, không nên thiết kế ở góc chết.
 
4. Không cải tạo phòng ngủ thành phòng tắm
 
Do các thành phố ngày nay đất chật người đông nên thường có một số gia đình để tiết kiệm không gian đã cải tạo phòng tắm tắm vệ sinh thành phòng ngủ. Điều này được lý giải như sau: Phòng tắm là nơi chứa đựng nhiều xú uế khí - không gian được cho là không sạch sẽ, là nơi tập trung nhiều hung khí - nên phải tránh nằm gần kề phòng ngủ, càng không thể sửa thành phòng ngủ. Nếu như phạm vào điều này sẽ không phù hợp với yêu cầu vệ sinh vì thủy hỏa bất dung.
 
5. Phòng tắm không liền sát với nhà bếp
 
Trong thiết kế nhà ở, vị trí tương đối giữa phòng tắm và bếp nấu cũng cần phải chú ý, 2 phòng không được liền sát nhau, đặc biệt là bếp lửa, bồn toa lét không được liền sát nhau, chỉ nên cách nhau một bức tường.
Ghi vào ô bên dưới nếu bạn cần Tư Vấn Cách dùng Đúng và Đủ

Cập nhật lần cuối: 10/24/2018 11:29:58 AM

Về trang trước Bản in Gửi email

Tin xem nhiều nhất

Sản phẩm
Tin tức
Tìm kiếm

Liên hệ