Một số lý thuyết khoa học mới nhất giúp chúng ta hiểu các nguyên lý mà người xưa dựa vào để xây dựng nên thuật phong thủy. Ngày nay chúng ta đã nhận ra rằng vạn vật trong vũ trụ không đứng yên. Các giác quan của chúng ta và những gì chúng ta nhìn thấy đều quen với một số tần số nhất định nào đấy mà những tần số này phản ứng theo hướng tích cực hoặc tiêu cực đối với chúng ta.

     Tất cả chúng ta đều biết đến sóng âm, cụ thể qua máy radio, và sóng điện từ qua máy truyền hình. Màu sắc, hình thể, thực phẩm, điều kiện thời tiết – mọi thứ đang hiện diện trong cuộc sống đều tác động lên chúng ta một mức độ xung động tốt hoặc xấu, và đến lượt chúng ta, tùy theo tính cách của mỗi người, chúng ta cũng phản ứng lại bằng những cách thức tuy khác nhau nhưng có thể đoán trước được.

     Khái niệm về các nguyên tố vốn tồn tại từ lâu trên khắp thế giới. Người Trung Quốc thừa nhận năm nguyên tố cơ bản, hay còn gọi là ngũ đại công năng hay Ngũ Hành, sinh ra từ sự tương tác của Âm và Dương và tượng trưng cho các biểu hiện vật chất khác nhau của Khí. Vạn vật trong vũ trụ, kể cả con người, đều nằm trong hệ thống phân loại của Ngũ Hành. Bảng "Ngũ Hành Tương Quan" dưới đây sẽ cung cấp cho chúng ta một số ví dụ trong hệ thống phân loại này.

     Trong điều kiện lý tưởng, năm hành này cân bằng với nhau. Khi một hành nào đấy chiếm ưu thế hoặc trở nên yếu kém thì rắc rối xảy ra. Việc diễn giải và cân bằng ngũ hành đóng một vai trò trọng yếu trong việc thực hành thuật phong thủy. Ngũ hành luân chuyển theo một chu trình định sẵn. Về mặt tích cực, chúng giúp đỡ nhau để sinh trưởng gọi là tương sinh và về mặt tiêu cực, các Hành này kình chống, chế ngự nhau gọi là tương khắc. Để dễ nhớ chúng ta hãy đọc Ngũ Hành tương sinh theo thứ tự Thủy Mộc Hỏa Thổ Kim với cách lý luận sau:

     Nước (Thủy) giúp cho cây cối (Mộc) xanh tươi. Cây (Mộc) tạo ra lửa (Hỏa) và khi cháy hết sẽ thành tro hoặc đất (Thổ). Trong đất (Thổ) hình thành nên [mỏ quặng] kim loại (Kim) mà khi bị nung chảy thành dạng lỏng như nước (Thủy). Ta gọi vắn tắt là Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy. Và nhớ Ngũ Hành tương khắc theo thứ tự Thủy Hỏa Kim Mộc Thổ: Thủy khắc Hỏa (nước dập tắt lửa), nhưng Thủy lại bị Thổ thấm hút và đến lượt Thổ bị Mộc hút kiệt năng lượng nhưng Mộc bị các khí cụ Kim tiêu diệt.  (Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy.) Bảng "Ngũ Hành Tương Quan" dưới đây trình bày khía cạnh khác: sự tương quan giữa sinh, khắc, vượng, suy giữa các Hành này với nhau. Những sự tương quan nói trên sẽ được áp dụng xuyên suốt trong cuốn sách này.

Ghi vào ô bên dưới nếu bạn cần Tư Vấn Cách dùng Đúng và Đủ

Cập nhật lần cuối: 7/12/2017 4:42:36 PM

Về trang trước Bản in Gửi email

Tin xem nhiều nhất

Sản phẩm
Tin tức
Tìm kiếm

Liên hệ